Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra CDIO với Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học huế

CDIO Uncategorized

Sáng 13/4/2018, PGS.TS Nguyễn Đức Hòa Hiệu trưởng Trường đại học Đà Lạt đã thay mặt Lãnh đạo Trường đón tiếp đoàn công tác của Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế do TS. Bảo Khâm – Hiệu trưởng dẫn đầu đến tham khảo cách thức và kinh nghiệm gia nhập tổ chức CDIO thế giới.

tỷ lẹ cá cược

Cùng tiếp có lãnh đạo phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, phòng Quản lý Đào tạo, phòng Tài chính và các thành viên trực tiếp tham gia xây dựng lộ trình CDIO. Trong gần 3 giờ làm việc, các thành viên hai trường đã trao đổi nhiều vấn đề xoay quanh lộ trình triển khai CDIO tại đơn vị, các thủ tục để được chấp thuận trở thành thành viên của tổ chức CDIO thế giới, cũng như những thách thức, trở ngại có thể gặp phải trong quá trình thực hiện.

Phát biểu về mục tiêu của buổi làm việc, TS. Bảo Khâm Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế cho biết Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế nghiêm túc xem việc phát triển chương trình đào tạo theo định hướng CDIO là kim chỉ nam mang tính chất sống còn của đơn vị. Do vậy, Trường đã cử một nhóm cán bộ tập trung học hỏi và tìm hiểu về cách thức vận dụng CDIO từ các trường đã thực hiện thành công. Trong đó, Trường đại học Đà Lạt – thành viên của tổ chức CDIO thế giới từ năm 2017 – là một trong những trường gây ấn tượng với bề dày lịch sử và nhiều thành tựu trong giáo dục đại học, đặc biệt là áp dụng hiệu quả CDIO trong quá trình phát triển, cũng như những hỗ trợ nhiệt tình cho các đơn vị khác. 

Đáp lại sự tin tưởng của Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, TS. Lê Thị  Anh Tú – Trưởng Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng, đã thay mặt các chuyên gia thực hiện CDIO trình bày những kinh nghiệm trong quá trình triển khai CDIO tại Trường đại học Đà Lạt. Theo đó, CDIO là một công cụ quan trọng đáp ứng mục tiêu trọng tâm là kiểm định, thực hiện cam kết cốt lõi là đảm bảo chất lượng. Trong cách đưa CDIO vào thực tiễn vận hành, Trường thực hiện đồng thời cả hai công tác đối nội và đối ngoại: một mặt phải giới thiệu được hình ảnh của Trường đến các thành viên CDIO thế giới thông qua các hội thảo quốc tế, hội nghị thường niên khu vực,…; mặt khác phải chuẩn bị nội lực, lan tỏa kiến thức về CDIO đến tất cả các đơn vị, tạo được sự đồng lòng, quyết tâm thực hiện trong toàn trường. 

Kết thúc buổi làm việc, TS. Bảo Khâm gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Trường đã nhiệt tình tiếp đón, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như tài liệu quý báu về quá trình thực hiện CDIO, và mong muốn lãnh đạo Trường sẽ chấp thuận những đề nghị của Đại học Ngoại ngữ, sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trong quá trình áp dụng CDIO. 

Cuộc gặp gỡ chính thức giữa lãnh đạo hai trường là khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ lâu dài giữa hai trường vì sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. 

Một số hình ảnh tại buổi gặp gỡ

tỷ lẹ cá cược
tỷ lẹ cá cược
tỷ lẹ cá cược
tỷ lẹ cá cược