Lãnh đạo Trường Đại học Đà Lạt tham gia Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 8 năm thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn b2012-2020”

Tin tức của Trường

     Ngày 18/6/2021, tại điểm cầu tỉnh Lâm Đồng, PGS.TS Nguyễn Tất Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt đã tham gia Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 8 năm thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

     Nhằm đảm bảo tốt nhất công tác phòng chống dịch Covid-19, Hội nghị đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các đại biểu thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban Nhân dân và Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trong cả nước.

tỷ lẹ cá cược

     Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Phạm Tất Dong, Hội nghị đã đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế của việc triển khai Đề án; trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, giải pháp cho việc xây dựng Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

     Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” với 4 mục tiêu cơ bản: Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; Nâng cao trình độ Tin học, Ngoại ngữ; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn; Hoàn thành kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc. Qua 8 năm thực hiện, Đề án “Xây dựng Xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, mạng lưới cơ sở giáo dục, trong đó nòng cốt là cơ sở giáo dục thường xuyên được phát triển và mở rộng , Đề án cũng đã đóng góp quan trọng vào kết quả phổ cập giáo dục và xóa mù chữ.

     Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế trong quá trình thực hiện Đề án. Theo đó, nhận thức và trách nhiệm đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị… còn chưa đồng bộ, đúng mức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một số nơi chưa gắn với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chức danh mà cán bộ, công chức đảm nhiệm. Các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường chưa đa dạng, phong phú, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn…

tỷ lẹ cá cược
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ

     Trên cơ sở tiếp nối những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế của Đề án giai đoạn 2012-2020, các đại biểu tham dự Hội nghị đã trao đổi, thảo luận về các giải pháp trọng tâm của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu tạo ra chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập theo hướng hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, góp phần đảm bảo đến năm 2030 mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục suốt đời, đồng thời nâng cao trình độ học vấn, văn hóa, tay nghề của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

     Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định xây dựng xã hội học tập là một chủ trương, một công việc rất lớn, rất quan trọng của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội; trong đó Bộ GD&ĐT giữ vai trò nòng cốt. Công việc này cần triển khai mạnh mẽ, sâu rộng hơn; điều chỉnh phương pháp; thay đổi từ nhận thức đến hành động để có thể triển khai tốt hơn trong thời gian tới.

     Về phía Trường Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, để cùng chung tay phát triển xã hội học tập, Trường đã nỗ lực kiến tạo một môi trường học tập thuận lợi cho việc xã hội hóa học tập. Nhà trường cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời để sinh viên ứng dụng vào thực tế công việc cũng như cuộc sống. Ngoài ra, Trường Đại học Đà Lạt còn gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, qua đó, vừa giúp sinh viên trau dồi kinh nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp, vừa nhằm mục đích để các doanh nghiệp thuận lợi trong việc “đào tạo tiếp” chứ không phải “đào tạo lại”.

     Trong thời gian tới, với Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Đà Lạt sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến học, khuyến tài, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

          Phòng Tạp chí và Truyền thông