Hội thảo khoa học về Tài nguyên trà bản địa Việt Nam lần 1

Tin tức của Trường
tỷ lẹ cá cược
Toàn cảnh Hội thảo 

Trong hai ngày 12 và 13/11/2022, tại Trung tâm Giáo dục đào tạo Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Đà Lạt tổ chức Hội thảo khoa học về Tài nguyên trà bản địa Việt Nam lần thứ 1 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đến từ Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Viện Phát triển Ứng dung của Trường Đại học Thủ Dầu Một và Trường Đại học Đà Lạt.

tỷ lẹ cá cược
PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt phát biểu tại Hội thảo

     Phát biểu tại Hội thảo, đại diện Trường Đại học Đà Lạt, PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt đã vui mừng chào đón các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên từ nhiều nơi đã tới Trường Đại học Đà Lạt để tham dự Hội thảo. Đồng thời, Phó Hiệu trưởng khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của Hội thảo, là một diễn đàn để các giảng viên, nhà khoa học gặp gỡ, trình bày, thảo luận, đóng góp những thông tin và kiến giải mới, góc nhìn mới về các tài nguyên trà bản địa của Việt Nam, góp phần khẳng định những giá trị mà cây trà Việt Nam mang lại cho cuộc sống.

tỷ lẹ cá cược
TS. Lương Văn Dũng – Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Đà Lạt trình bày đề dẫn Hội thảo

   Tại buổi Hội thảo chiều ngày 12/11, 06 tham luận được trình bày và thảo luận về các đề tài: (1) Tài nguyên cây trà bản địa Việt Nam (TS. Lương Văn Dũng – Trường Đại học Đà Lạt); (2) Đa dạng các loài Trà my tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà (Ông Trương Quang Cường – Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà); (3) Kết quả nghiên cứu thành phần hoá học một số loài trà bản địa ở Lâm Đồng (PGS. TS. Trịnh Thị Điệp – Trường Đại học Đà Lạt); (4) Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong trồng một số loài trà hoa vàng (Camellia spp.) phục vụ sản xuất trà túi lọc ở Lâm Đồng (Ông Nguyễn Văn Quang – Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng); (5) Các hoạt chất bảo vệ thần kinh từ cây trà và tiềm năng nghiên cứu sản phẩm lên men ứng dụng từ trà (Th.S. Nguyễn Đăng Khoa – Trường Đại học Thủ Dầu Một); và (6) Các khu vực phân bố, đặc điểm sinh học, tiềm năng ứng dụng của Trà Yok Đôn (Camellia yokdonensis Dung & Hakoda) ở Việt Nam (NCS. Phạm Thị Thành Đạt – Trường Đại học Thủ Dầu Một).

tỷ lẹ cá cược
Đề tài của nhóm Nghiên cứu Trà và Dược liệu, Viện Phát triển Ứng dụng, Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương)

     Trong khuôn khổ chương trình, vào ngày 13/11, các đại biểu tham dự Hội thảo đã đi tham quan các mẫu cây trà tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. Đây là trải nghiệm thú vị giúp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên có những quan sát, tìm hiều sát thực về các giống cây trà bản địa của Việt Nam.

Phòng Tạp chí và Truyền thông