Hội thảo khoa học quốc gia Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tin nổi bật Tin tức của Trường

     Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu… 

     Chiều 10/3, tại thành phố Đà Lạt, Trường Đại học Văn Hiến và Trường Đại học Đà Lạt phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”. Tham gia Hội thảo có Ban giám hiệu 2 trường đại học, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt, đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cùng đông đảo sinh viên…

     Ban tổ chức đã nhận được 56 tham luận của trên 10 trường đại học, theo đó triển khai hội thảo với 4 chuyên đề, gồm: Môi trường, Nông lâm-Sinh học, Kinh tế-Du lịch, Khoa học ứng dụng.

tỷ lẹ cá cược
Toàn cảnh Hội thảo

     Khai mạc Hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt, PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng phát biểu: “Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) định nghĩa: Tăng trưởng xanh là Chiến lược để đạt được phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh chủ trương tăng trưởng GDP mà duy trì hoặc khôi phục lại chất lượng và tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, đồng thời đáp ứng các nhu cầu của tất cả mọi người với mức thấp nhất có thể tác động đến môi trường. Đó là một chiến lược tìm kiếm tối đa hóa sản lượng kinh tế trong khi giảm thiểu gánh nặng về sinh thái. Cách tiếp cận này tìm kiếm sự hài hòa về tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường bằng cách thúc đẩy những thay đổi cơ bản sản xuất và tiêu thụ của xã hội”…

tỷ lẹ cá cược
PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt khai mạc Hội thảo

     Tại Việt Nam, ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Trong đó khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩu tăng trưởng kinh tế một cách bền vững…

     Theo đó, hai nhiệm vụ chiến lược gồm: Xanh hóa sản xuất; thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh. Đó còn là, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; kết hợp lối sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại.

     Sau lời đề dẫn của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức, Hội thảo diễn ra phiên toàn thể với các tham luận: “Các yếu tố thúc đẩy ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng-Một nghiên cứu tại Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Anh; “Nghiên cứu chọn lọc ứng dụng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường nhằm góp phần nâng cao khả năng phòng bệnh cá tra ươm giống tại tỉnh Tiền Giang” của TS. Đinh Thị Thủy…

tỷ lẹ cá cược
PGS. TS. Nguyễn Minh Đức đề dẫn Hội thảo

     Tiếp tục tại các phiên chuyên đề, trong đó, chuyên đề Môi trường có các tham luận: Giải pháp sinh kế bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Chu Mom Ray (TS. Nguyễn Phúc Thiện); Đề xuất giải pháp tăng trưởng xanh ngành dệt may của Việt Nam (ThS. Phạm Thị Hồng Loan và TS. Nguyễn Phúc Thiện). Chuyên đề Nông lâm-Sinh học là các tham luận: Phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khi hậu toàn cầu dưới góc nhìn tài nguyên thực vật trên cát biển và một số đảo gần bờ ở Việt Nam (PGS.TS. Trần Văn Tiến); Cellulose vi tinh thể-Vật liệu vi bao tiềm năng thay thế maltodextrin trong công nghệ vi sinh bao hàm chất màu betalais (ThS. Huỳnh Đặng Hà Uyên). Chuyên đề Kinh tế-Du lịch có các tham luận: Các dịch vụ kỹ thuật số có tốt cho môi trường ? phân tích dị thường (TS. Lý Mỹ Dung); Tác động của các yếu tố marketing xanh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistic tại thành phố Hồ Chí Minh (ThS.NCS. Ngô Tấn Hiệp). Chuyên đề Khoa học ứng dụng có các tham luận: Ứng dụng năng lượng mặt trời trong chế biến nông sản, đáp ứng chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững (ThS. Phan Văn Hiệp); Sử dụng bản đồ nhiệt dựa vào dữ liệu địa không gian để phân tích dư địa phát triển (ThS. Nguyễn Hữu Hương Xuân)…

     Tiếp tục tại các phiên chuyên đề, trong đó, chuyên đề Môi trường có các tham luận: Giải pháp sinh kế bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Chu Mom Ray (TS. Nguyễn Phúc Thiện); Đề xuất giải pháp tăng trưởng xanh ngành dệt may của Việt Nam (ThS. Phạm Thị Hồng Loan và TS. Nguyễn Phúc Thiện). Chuyên đề Nông lâm-Sinh học là các tham luận: Phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khi hậu toàn cầu dưới góc nhìn tài nguyên thực vật trên cát biển và một số đảo gần bờ ở Việt Nam (PGS.TS. Trần Văn Tiến); Cellulose vi tinh thể-Vật liệu vi bao tiềm năng thay thế maltodextrin trong công nghệ vi sinh bao hàm chất màu betalais (ThS. Huỳnh Đặng Hà Uyên). Chuyên đề Kinh tế-Du lịch có các tham luận: Các dịch vụ kỹ thuật số có tốt cho môi trường ? phân tích dị thường (TS. Lý Mỹ Dung); Tác động của các yếu tố marketing xanh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistic tại thành phố Hồ Chí Minh (ThS.NCS. Ngô Tấn Hiệp). Chuyên đề Khoa học ứng dụng có các tham luận: Ứng dụng năng lượng mặt trời trong chế biến nông sản, đáp ứng chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững (ThS. Phan Văn Hiệp); Sử dụng bản đồ nhiệt dựa vào dữ liệu địa không gian để phân tích dư địa phát triển (ThS. Nguyễn Hữu Hương Xuân)…

tỷ lẹ cá cược
Nhà khoa học trình bày tham luận

Sau thảo luận các chuyên đề, Hội thảo tiếp tục phiên toàn thể với tham luận “Phân tích nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 2012-2021” của TS. Phạm Thị Thanh Hòa. Các đại biểu tiếp tục tọa đàm thảo luận sôi nổi dưới sự chủ trì của lãnh đạo hai trường đại học. Hội thảo đã kết thúc với nhiều thông tin khoa học có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn…

tỷ lẹ cá cược
Hội thảo đã được nhiều lãnh đạo địa phương và đại biểu quan tâm

     Nguồn:

Minh Đạo