Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn – Phòng QLĐT

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

I. Chức năng
Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý và phát triển các loại hình đào tạo chính quy. Thực hiện công việc quản lý, tổ chức các hoạt động có liên quan đến công tác đào tạo chính quy của trường. Đầu mối quản lý về xây dựng chương trình đào tạo và phát triển các chương trình đào tạo mới của trường.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng chiến lược phát triển đào tạo

a) Giúp Hiệu trưởng xây dựng chiến lược phát triển đào tạo của trường, nghiên cứu xây dựng mục tiêu, quy trình và phương thức đào tạo.

b) Chuẩn bị hồ sơ mở ngành đào tạo mới trình Hội đồng khoa học và đào tạo trường thông qua để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt.

c) Phối hợp xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các dự án về đào tạo, dự án tăng cường thiết bị đào tạo, dự án biên soạn giáo trình, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển của thế giới.

d) Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các hệ đào tạo, lập kế hoạch phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành.

2. Xây dựng chương trình và tổ chức quá trình đào tạo

a) Thường trực công tác xây dựng chương trình và phát triển chương trình đào tạo.

b) Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, kế hoạch đào tạo hàng năm, kế hoạch đào tạo từng học kỳ.

c) Phối hợp quản lý nội dung các môn học có trong chương trình đào tạo.
d) Chủ trì việc bố trí phòng học và lên thời khóa biểu cho từng lớp sinh viên.
e) Phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ đào tạo của các đơn vị.
f) Tổ chức xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập. Lập kế hoạch hàng năm về công tác biên soạn và in ấn giáo trình, tài liệu tham khảo.
g) Phối hợp với các khoa, các trung tâm xây dựng chương trình bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn.

3. Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh

a) Xây dựng các phương án liên kết, các hợp đồng đào tạo theo quy chế, quy định hiện hành.
b) Tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy chế, bao gồm các công việc: nhận hồ sơ đăng ký dự thi, lên danh sách thí sinh dự thi, tổ chức coi thi, chấm thi, lên kết quả thi tuyển và danh sách trúng tuyển, phát giấy triệu tập, lưu trữ hồ sơ tuyển sinh, v.v…
c) Phối hợp chặt chẽ với Phòng Công tác Sinh viên trong việc tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, phân lớp sinh viên để quản lý và các hoạt động có liên quan trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo.

4. Thực hiện công tác quản lý đào tạo

a) Xây dựng và phổ biến các quy định, quy chế về đào tạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản về chủ trương, quy định, quy chế đào tạo ở các đơn vị.
b) Phối hợp với các khoa,phòng nghiên cứu phổ biến các phương pháp và công nghệ giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo về công tác đào tạo.
d) Quản lý và lưu trữ toàn bộ hồ sơ đào tạo, kết quả học tập của sinh viên, sao, cấp bảng điểm học tập cho sinh viên.
e) Làm thủ tục cho sinh viên đi thực tập, thực tế theo kế hoạch (công văn, giấy giới thiệu,…).
f) Chuẩn bị hồ sơ về kết quả học tập để xét tốt nghiệp, chuyển trường…
g) Căn cứ vào Quyết định công nhận tốt nghiệp, tổ chức viết và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
h) Phối hợp với các đơn vị và Phòng Tổ chức – Hành chính trong việc thẩm định chất lượng giảng dạy và làm thủ tục mời các cán bộ ngoài trường tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập hoặc hướng dẫn khóa luận, luận văn tốt nghiệp khi có yêu cầu.
i) Phối hợp việc xây dựng phương án phân bổ và sử dụng nguồn tài chính hàng năm dành cho công tác đào tạo.

5. Phối hợp với phòng Thanh tra, phòng Khảo thí – Kiểm định và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động trong quá trình đào tạo và tính phù hợp của sản phẩm đào tạo với yêu cầu của người sử dụng lao động làm cơ sở cho công tác đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
6. Quản lý phôi bằng và chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan làm thủ tục cấp bằng tốt nghiệp các hệ đào tạo của trường.
7. Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, xúc tiến, giới thiệu và tổ chức công tác quảng bá cho các chuyên ngành đào tạo.
8. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định; phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện công tác phát sinh trong quá trình hoạt động của trường.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.