Trường Đại học Đà Lạt tổ chức hội thảo khoa học về các chủng, loài nấm ăn, nấm dược liệu tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Tin nổi bật Tin tức của Trường

     Ngày 4/12 tại Hội trường vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, Trường Đại học Đà Lạt đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Lâm Đồng tổ chức hội thảo khoa học “Kết quả điều tra về các loại nấm ăn, nấm dược liệu tại khu vực vườn quốc gia Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng”.  Hội thảo là một trong những nội dung của đề tài: “ Nghiên cứu, bảo tồn và khai thác các chủng, loài nấm ăn, nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”.

tỷ lẹ cá cược
Các chủng, loài nấm ăn, nấm dược liệu

     Tham dự hội thảo, có đại diện của cơ quan quản lý, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và hộ nuôi trồng, kinh doanh nấm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

     Buổi hội thảo có 03 báo cáo, đầu tiên là báo cáo về thống kê các loài nấm ăn, nấm dược liệu tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà và vùng lân cận do Th.S Nguyễn Văn Giang trình bày. Báo cáo thống kê được những kết quả sau. Tổng số loài nấm là 95 loài, trong đó có 52 loài nấm ăn được, 43 loài nấm dược liệu. Thuộc 32 họ, 11 bộ, 2 lớp và 2 ngành.

tỷ lẹ cá cược
Các báo cáo được trình bày tại Hội thảo

     Báo cáo thứ hai do Ths. Lê Viết Ngọc trình bày về việc điều tra các chủng loài nấm ăn, nấm dược liệu tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Kết quả thu được, ghi nhận được 41 loài thuộc 19 chi, 13 họ; 28 loài nấm ăn và 13 loài nấm dược liệu. Trong số này có các loài giá trị cao về khoa học như Nấm Hầu thủ, nấm Lưỡi Bò,… Cần chú trọng thu thập các loài thuộc nấm Hương, nấm Hoàng chi.

     Báo cáo thứ ba ba do TS. Lê Ngọc Triệu trình bày về việc tuyển chọn các loài nấm ăn, nấm dược liệu có giá trị tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Qua cuộc hội thảo, ban tổ chức đã lấy ý kiến và xác định được những chủng loài nấm nằm trong các trường hợp rất nguy cấp, nguy cấp, sẽ nguya cấp và chưa nguy cấp. Xếp loại các chủng loài có giá trị dinh dưỡng, dược liệu và dự đoán khả năng phát triển trên thị trường.

tỷ lẹ cá cược
Đại biểu tham dự có các trao đổi thiết thực về các đề tài trong Hội thảo

     Trong buổi hội thảo, PGS.TS Lê Xuân Thám – Chuyên gia nghiên cứu nấm cũng đã có một bài phát biểu về loài nấm Shiitake. Ông cũng đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho hội thảo.

     Qua buổi hội thảo, có thể thấy được vai trò, tầm quan trọng của nấm ăn, nấm dược liệu đối với đời sống con người. Có được những tầm nhìn phát triển của các hộ kinh doanh nấm, phát triển chính sách kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng. Qua đó cũng thấy được hiện trạng và tính cấp thiết trong công tác bảo tồn nguồn gen nấm ở Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà.

Phòng Tạp chí và Truyền thông