Khai trương Trung tâm Giáo dục Đào tạo Trí tuệ nhân tạo Trường Đại học Đà Lạt

Tin nổi bật Tin tức của Trường

     Lễ khai trương Trung tâm Giáo dục Đào tạo Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Center – AIC) Trường Đại học Đà Lạt là cột mốc quan trọng trong nỗ lực thực hiện các chủ trương phát triển trí tuệ nhân tạo của Chính phủ, góp phần xây dựng, hoàn thiện Hệ sinh thái giáo dục AI-Robotics ở Việt Nam.

tỷ lẹ cá cược
Trung tâm Giáo dục Đào tạo Trí tuệ nhân tạo được đặt tại Trường Đại học Đà Lạt

     Vào sáng ngày 07/5/2022, Trường Đại học Đà Lạt (Trường ĐHĐL) và Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Giáo dục Đào tạo Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Center – AIC) Trường Đại học Đà Lạt. AIC Trường Đại học Đà Lạt được thành lập theo Quyết định số 612/QĐ-ĐHĐL ngày 06/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt, với sự tài trợ của Tập đoàn IPPG.

     Buổi lễ có sự tham dự của ông Trần Việt Hùng – Nguyên Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng; ông Vũ Thanh Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, cùng lãnh đạo các Sở, Ban ngành tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo UBND thành phố Đà Lạt và các phòng, ban của Thành phố; ông Willliam Hiếu Nguyễn – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG; ông Vũ Ngọc Sơn – Công ty IPPTech, Tập đoàn IPPG; ông Nguyễn Văn Vinh – Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐHĐL, ông Mai Minh Nhật – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHĐL, cùng đại diện lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng, trung học và tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Lạt; đại diện lãnh đạo các đoàn thể, phòng, khoa, viện, trung tâm, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.

tỷ lẹ cá cược
Ông Nguyễn Văn Vinh – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Đà Lạt phát biểu khai trương AIC

     AIC Trường Đại học Đà Lạt được thành lập nhằm mục tiêu tạo ra một môi trường học tập tích cực, giúp phổ cập, cập nhật kiến thức AI-Robotics cho cộng đồng; khơi dậy niềm yêu thích, đam mê AI-Robotics cho học sinh, sinh viên; ươm mầm và bồi dưỡng tài năng về AI-Robotics chất lượng cao; hợp tác, nghiên cứu và phát triển ứng dụng AI trong thực tế cho tỉnh Lâm Đồng và các khu vực lân cận.

     Phát biểu tại buổi Lễ, ông William Hiếu Nguyễn – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG – nhấn mạnh: Mục tiêu của AIC là giúp học sinh, sinh viên theo đuổi ước mơ trở thành các tài năng AI, các chuyên gia AI, tạo nền tảng giúp lao động Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình. Bằng cách giáo dục và đưa AI vào cuộc sống, một hệ sinh thái liên kết chặt chẽ kinh tế – công nghệ đầy hứa hẹn sẽ được hình thành, góp phần thúc đẩy Việt Nam bắt kịp trình độ phát triển của công nghệ và kinh tế toàn cầu.

tỷ lẹ cá cược
Ông William Hiếu Nguyễn – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn IPPG

     Cũng tại buổi Lễ, TS. Nguyễn Văn Vinh – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Đà Lạt – chia sẻ: Sự ra đời của AIC Trường Đại học Đà Lạt là kết quả của những chủ trương đúng đắn và sự quyết tâm của lãnh đạo Trường; sự nỗ lực của các cán bộ của Trung tâm; sự tài trợ quý báu của Tập đoàn IPPG; sự hỗ trợ, chia sẻ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên Trung tâm Giáo dục Đào tạo Trí tuệ nhân tạo (AIC-ITP) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. TS. Nguyễn Văn Vinh cũng mong muốn các cơ quan, trường học, các đơn vị đào tạo trên địa bàn tích cực hợp tác với AIC Trường Đại học Đà Lạt để triển khai các chương trình đào tạo và nghiên cứu về AI.

     Chương trình đào tạo của AIC Trường Đại học Đà Lạt sử dụng bộ giáo trình quốc tế AI, gọi tắt là K12. Đây là bộ sách đã được mua bản quyền và Việt hóa từ bộ giáo trình AI Future Intelligent Manufacture của công ty UBtech Education (Hoa Kỳ), hiện đang được triển khai giảng dạy tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Hàn Quốc. Tại Việt Nam, bộ sách này đã được Hội đồng chuyên gia liên ngành khoa học máy tính, công nghệ và sư phạm thẩm định và đã được đưa vào giảng dạy tại Trung tâm AIC-ITP của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 2021.

tỷ lẹ cá cược
AIC Trường Đại học Đà Lạt chính thức khai trương và đi vào hoạt động

     AIC Trường Đại học Đà Lạt sẽ tổ chức nhiều khóa học từ dài hạn (8 tuần) đến ngắn hạn (1 buổi/1 ngày) cho học sinh từ 8 đến 15 tuổi. Bên cạnh đó, AIC Trường Đại học Đà Lạtcòn có các khóa đào tạo giảng viên dạy các chương trình AI, đào tạo học sinh năng khiếu, và đào tạo các chứng chỉ AI dành cho sinh viên. Trung tâm AIC nằm trong khuôn viên rộng, xanh, và thơ mộng của Trường Đại học Đà Lạt với 3 phòng học lớn có sức chứa khoảng 60 học viên/phòng, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và sáng tạo AI.

     Ngoài ra, AIC Trường Đại học Đà Lạt còn có khu trưng bày các giải pháp trí tuệ nhân tạo. Tại đây khách tham quan được tìm hiểu, trải nghiệm những sản phẩm AI đã và đang được sử dụng tại Việt Nam và trên thế giới, cũng như những sản phẩm khoa học về AI của các nhóm nghiên cứu tại các trường đại học, được trực tiếp trải nghiệm các mô hình robot hoàn chỉnh của học viên AIC sau quá trình học tập, thực hành tại AIC.

tỷ lẹ cá cược
Đại biểu tham quan AIC Trường Đại học Đà Lạt

     Cũng tại Lễ khai trương, Trường Đại học Đà Lạt và Tập đoàn IPPG đã khen thưởng cho sinh viên Lê Thiên Anh – Sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Đà Lạt vì đã đạt giải nhất vòng 2 tại Cuộc thi APJC NetAcad Riders 2022, trở thành đại diện cho Việt Nam tham dự thi đấu với các quốc gia trong khu vực. Thành tích của sinh viên Lê Thiên Anh góp phần khẳng định chất lượng và thế mạnh trong công tác đào tạo nói chung, đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số nói riêng của Trường Đại học Đà Lạt.

tỷ lẹ cá cược
Sinh viên Lê Thiên Anh – Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Đà Lạt

     Với công nghệ tiên phong, AIC Trường Đại học Đà Lạt sẽ là trung tâm thứ hai trong chuỗi chiến lược phát triển giáo dục trí tuệ nhân tạo trên cả nước, là địa chỉ nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo trí tuệ nhân tạo lớn ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, ươm mầm các tài năng AI, góp phần từng bước đưa thế hệ trẻ Việt Nam trở thành các công dân số, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao về trí tuệ nhân tạo cho đất nước.

Phòng Tạp chí và Truyền thông