Ngày 14.10.2023, Tại Trường Đại học Đà Lạt diễn ra hội thảo khoa học “Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án”. Đơn vị tổ chức: Khoa Luật học – Trường Đại học Đà Lạt. Đơn vị phối hợp: Trung tâm Hòa giải Việt Nam VMC, thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam VIAC. Các đơn vị đồng hành: Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đà Lạt, Công ty TNHH Bất Động sản Dalat Land, Văn phòng Công chứng Đoàn Thị Khánh Tuyền (Đồng Nai); Công ty TNHH Hoàng Nguyên; Công ty Bất Động sản Five Star; Luật sư Nguyễn Bá Linh.
Về phía Tỉnh ủy, Sở Tư pháp, có sự hiện diện của Ông Nguyễn Tạo, Tỉnh Uỷ viên, phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh, Uỷ viên Ủy ban đối ngoại của Quốc hội; Ông Vũ Văn Thúc, Phó giám đốc Sở Tư pháp Tỉnh Lâm Đồng; Về phía đơn vị phối hợp: ThS. Phan Trọng Đạt – Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam VMC thuộc Trung tâm Trọng tài VIAC;
Về phía Ban giám hiệu, có sự hiện diện TS. Mai Minh Nhật, Đảng ủy viên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt, Về phía phòng chức năng: ThS. Hoàng Minh Tiến, Phó Trưởng phòng Đạo tạo. Về phía Khoa Luật học: TS. Nguyễn Thị Loan – Trưởng Khoa Luật học; TS. Nguyễn Văn Nghiệp – Phó Trưởng Khoa Luật học, TS. Trần Thị Ngọc Kim – Phó Trưởng Khoa Luật học, PGS.TS. Trần Hữu Tráng, TS. Võ Thị Thanh Linh – Phó trưởng bộ môn (phụ trách bộ môn Luật Kinh tế – Quốc tế). Cùng sự hiện diện đông đủ cán bộ, giảng viên trong Khoa.
Về phía Trung tâm Trọng tài quốc tế VIAC và các công ty Luật: GS.TS. Đỗ Văn Đại – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam; Phụ trách Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam; Luật sư, ThS. Dương Quốc Thành, giám đốc, Luật sư điều hành công ty Luật ALV Lawyers, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC; TS.LS. Châu Huy Quang, Công ty Luật quốc tế Rajah & Tann, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài VIAC; Luật sư, ThS. Lê Xuân Lộc, Trưởng bộ phận thực thi quyền sở hữu trí tuệ – Công ty Luật quốc tế Tilleke & Gibbins; LS.ThS. Cao Nhật Anh, Công ty Luật Hà Long (Đoàn LS TP.HCM); LS. Dương Đình Nam, Văn phòng LS Dương Đình Nam; LS Lê Cao Tánh, VPLS Bá Tánh. Về phía các trường đại học, viện nghiên cứu: PGS. Nguyễn Văn Vân_Nguyên Trưởng Khoa Luật Thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM; TS. Lê Nguyễn Gia Thiện, Phó Trưởng Khoa Luật – Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh; ThS, Mai Hoàng Phước, Khoa Luật Trường ĐH Kinh tế – Luật. Về phía TAND: Thẩm phán Nguyễn Thị Diệu Nga, Phó Chánh án TAND Tp Đà Lạt, Thẩm phán Dương Thị Liên, Thẩm phán TAND Tp Đà Lạt, Thẩm phán Trịnh Đoàn Hạnh Trang, Thẩm phán TAND Huyện Lâm Hà. Cùng các lãnh đạo, đại biểu đến từ các trường đại học (Đại học Công nghiệp TP.HCM; Đại học Ngân hàng; Đại học Cần Thơ), Tòa án, Công ty Luật trong nước và quốc tế cùng tất cả các giảng viên, sinh viên có mặt trong buổi hội thảo ngày hôm nay. Về phía đơn vị đồng hành: Bà Cao Thị Khánh Tâm, Trưởng phòng khách hàng BIDV Chi nhánh Đà Lạt; Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, giám đốc Công ty Bất Động sản Five Star.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Mai Minh Nhật, Đảng ủy viên, Phó Hiệu trưởng cho rằng: Trong bối cảnh của sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế toàn cầu, tranh chấp kinh doanh đã trở thành một khía cạnh phổ biến và đầy tính phức tạp. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án đã và đang trở thành xu hướng phổ biến của các doanh nghiệp. Hội thảo cấp trường “Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại Ngoài Tòa án” do Khoa Luật Trường ĐHĐL phối hợp với Trung tâm Hòa giải Việt NamVMC thuộc Trung tâm Trọng tài quốc tế VIAC là một trong những hoạt động khoa học thiết thực nhằm tạo diễn đàn giao lưu trao đổi học thuật giữa các trung tâm, công ty luật, các trường đại học và các cơ quan thực thi pháp luật.
Chương trình hội thảo được chia làm 2 phần: Phần 1: Pháp luật và thực tiễn hòa giải thương mại ngoài Tòa án; Phần 2: Hòa giải tại Tòa án. Các tham luận được trình bày, trao đổi tại hội thảo bao gồm: Tổng quan về các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ngoài Tòa án tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Thương lượng tại Việt Nam; Tổng quan về Hòa giải thương mại qua thực tiễn tại Trung tâm Hòa giải Việt Nam; Pháp luật và thực tiễn Hòa giải trong tố tụng Tòa án – Góc nhìn từ các vụ án về Sở hữu trí tuệ; Các yếu tố pháp lý, kinh tế quyết định tính khả thi của phương thức Hòa giải thương mại theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa; Chứng cứ trong hòa giải – Trọng tài và Tòa án. Góc nhìn so sánh; Hiệu lực của thỏa thành hòa giải thành trong và ngoài Tòa án. Hội thảo đã nhận được 55 bài viết, đến từ các Trường Đại học, các cơ sở đào tạo Luật trong cả nước, các công ty Luật trong nước và quốc tế. Đặc biệt hơn, năm nay Hội thảo nhận được nhiều bài tham của Sở Tư pháp, Tòa án các Tỉnh Thành phố. Tại hội thảo, các chuyên gia, diễn giả đã có nhiều trao đổi sôi nổi tại hội trường.
Phát biểu kết luận tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Văn Vân, Nguyên Trưởng khoa Luật Thương mại Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh đại diện chủ tọa kết luận: Thứ nhất: Hội thảo nhận được các ý kiến phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở Tư pháp; Thứ hai, pháp luật về hòa giải và thương lượng đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của giới thực tiễn, giới nghiên cứu và học viên cao học. Hội thảo thu hút đội ngủ cộng tác từ khắp cả nước; Thứ ba, Thương lượng và Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trong tương lai, hội thảo kết thúc, bắt đầu cho những ý tưởng khoa học mới cho các luật sư, thẩm phán tiếp nhận để mở rộng các lớp hướng dẫn chuyên sâu về giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Tòa án, đồng thời giúp các chủ thể hiểu rõ hơn về phương thức hòa giải và thương mại nhằm có những lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
Thay mặt BCN Khoa Luật, TS. Nguyễn Thị Loan – Trưởng Khoa Luật học cảm ơn Trung tâm Hòa giải Việt Nam VMC, các đơn đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo. Cảm ơn các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các công ty luật, các Thẩm phán Tòa án một số tỉnh thành đã quan tâm về dự và phát biểu tại Hội thảo. Cảm ơn các doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ đã góp phần cho thành công hội thảo.
Khoa Luật học