Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo Đào tạo giảng viên theo Đề án 89

Tin tức của Trường

     (Lâm Đồng online) – Sáng 9/12, tại Trường Đại học Đà Lạt, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo Đào tạo giảng viên theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (Đề án 89) năm 2023. Tham dự có gần 150 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), cán bộ quản lý của 141 cơ sở GDĐH trên toàn quốc và đại diện các Đại sứ quán Hoa Kỳ, Pháp, Ý, New Zealand. 

tỷ lẹ cá cược
Các đại biểu tham gia Hội thảo

     Đề án 89 ra đời theo Quyết định 89 ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ cho khoảng 10% giảng viên đại học, bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu; thu hút được ít nhất 1.500 nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đến làm việc tại các cơ sở GDĐH Việt Nam. Theo đó, phấn đấu có 80% giảng viên các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao đạt trình độ thạc sĩ trở lên. Đồng thời, Đề án nhằm bồi dưỡng kỹ năng quản trị đại học cho giảng viên là cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH và bồi dưỡng một số kỹ năng như: phát triển chương trình đào tạo, ngoại ngữ, tin học, phương pháp giảng dạy… cho 100% giảng viên.

     Một số điểm mới của Đề án 89 là: Các cơ sở GDĐH tự chủ từ tuyển chọn đến việc gửi giảng viên đi đào tạo, quản lý kinh phí, theo dõi quá trình đào tạo cho tới việc sử dụng sau đào tạo và bồi hoàn kinh phí đào tạo (nếu có). Cơ sở GDĐH sẽ tự chủ trong tuyển sinh và tổ chức đào tạo (với 3% đào tạo trong nước) trên nguyên tắc chia sẻ kinh phí giữa nhà nước và cơ sở đào tạo cử giảng viên tham gia Đề án. Các đối tác nước ngoài được lựa chọn là những ngành có uy tín, trong top 500 bảng xếp hạng thế giới. Đề án cũng nhằm tăng mức đầu tư cho đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đáp ứng đủ chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thí nghiệm, thực tập và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

tỷ lẹ cá cược
Đại diện Vụ Giáo dục đại học đánh giá kết quả thực hiện và lưu ý những điểm mới thực hiện Đề án 89

     Việc triển khai thực hiện Đề án 89, Vụ Giáo dục đại học cho biết, năm 2021 và 2022, kết quả đào tạo toàn quốc đã có 1.612 tiến sĩ trong nước và 881 tiến sĩ ngoài nước. Trong 2 năm 2021 – 2022, số người đăng ký đi học nước ngoài có 34 quốc gia, trong đó nhiều nhất là Úc với 208 người, tiếp đến Nhật Bản (88 người), Pháp (75 người), Đài Loan (71 người), Anh (67 người)…

     Quá trình thực hiện Đề án 89 còn những tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai tại một số cơ sở còn lúng túng; số lượng giảng viên đi học năm 2022 thấp; công tác hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở triển khai đôi khi chưa được kịp thời; việc phân bổ chỉ tiêu năm 2022 khá muộn nên không nhiều thời gian để các cơ sở có tổ chức tuyển chọn, các giảng viên triển khai đăng ký đi học; hồ sơ của ứng viên của nhiều cơ sở còn chưa đáp ứng các quy định; một số cơ sở chưa thực sự đầu tư xây dựng quy định nội bộ và tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ sở và ứng viên còn gặp khó khăn như: Xây dựng quy trình nội bộ và triển khai xét tuyển giảng viên và đặc biệt là giảng viên nguồn; hướng dẫn lập dự toán; tìm kiếm trường, ngành đào tạo phù hợp (TOP 500); liên hệ các giáo sư; yêu cầu về ngoại ngữ trong khi nguồn lực bồi dưỡng ngoại ngữ hạn chế…

     Vụ Giáo dục đại học cũng cho biết, năm 2023, số giảng viên đăng ký đi học theo Đề án 89 có 866 người, trong đó trình độ tiến sĩ ở nước ngoài 399 người (nhiều nhất là Úc và các nước Tây Âu), trình độ tiến sĩ trong nước 434 người, trình độ tiến sĩ phối hợp 19 người, trình độ thạc sĩ ở nước ngoài 2 người và trình độ thạc sĩ trong nước 12 người. Khối ngành đăng ký nhiều nhất là Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y với 119 người và Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường với 108 người.

     Bộ GDĐT chỉ đạo một số nhiệm vụ như: Thông báo chỉ tiêu/số lượng người được hỗ trợ kinh phí đào tạo trước ngày 15/1/2023; triển khai đăng ký nhu cầu đào tạo theo Đề án năm 2024 hạn cuối là ngày 15/4/2023; các cơ sở cử giảng viên đi học khẩn trương tổ chức xét chọn giảng viên năm 2023 theo chỉ tiêu được Bộ GDĐT phân bổ sau 15/1/2023 đặc biệt lưu ý việc xét chọn đảm bảo yêu cầu người học được cơ sở đào tạo tiếp nhận đi học trong năm 2023…

Nguồn:

MINH ĐẠO (Báo Lâm Đồng)